Các Cách Chụp Màn Hình Máy Tính

tháng 6 03, 2017 Đồng hồ đo Kyoritsu 0 Comments

Cũng khá lâu rồi mình chưa viết bài các bạn nhỉ!? :D. Cũng do bận cuộc sống riêng nên tuần nay mình chưa động đến Blog. Tranh thủ buổi tối ngày cuối tuần đầu tiên này, mình sẽ viết bài để nhắc lại chút cho các bạn đã biết lẫn các bạn chưa biết Các cách chụp màn hình máy tính tiện lợi và khá hiệu quả mà mình vẫn đang dùng, cũng như một số ưu nhược điểm của từng cách.


Dạo qua một số nhóm về IT, mình thấy khá nhiều bạn còn mơ hồ về cách chụp màn hình máy tính/laptop. Cũng có bạn biết nhưng chắc lười không muốn làm. :))). Cũng lướt qua một số trang hướng dẫn cách chụp màn hình, nhận thấy nhiều trang nó giống nhau quá, toàn chép rồi dán lại, thành ra mình cảm thấy "nhạt". Từ đó cộng với một số trải nghiệm nhỏ của mình, mình đúc rút và chia sẻ các bạn các cách cũng như ưu nhược điểm của từng cách chụp ảnh màn hình máy tính. Các bạn cùng theo dõi nhé.

CÁC CÁCH CHỤP MÀN HÌNH MÁY TÍNH VÀ ƯU/NHƯỢC ĐIỂM

CÁCH PHỔ THÔNG 1:

Vì sao mình lại gọi là cách phổ thông 1 ư!? Vì theo mình thấy nó là được nhiều bạn sử dụng nhất và độ hiệu quả cũng không nhỏ, thiết bị thì không rườm rà, không tốn dung lượng ổ cứng. Đó là cách "Dùng máy ảnh của dế yêu". Vâng, các bạn không đọc lầm, đó là sử dụng chính máy ảnh trên chiếc điện thoại của bạn để chụp. Cho dù bạn đang sử dụng Nokia 3310 thần thành mới ra mắt hay bạn sử dụng bất kỳ chiếc điện thoại nào có tính năng máy ảnh đi chăng nữa, việc chụp ảnh lỗi hoàn toàn có thể làm được 100%
  • Ưu điểm:
  1. Không tốn dung lượng ổ cứng máy
  2. Chụp các lỗi như mbr is missing, các lỗi liên quan đến lỗi windows,... dễ dàng
  3. Thực hiện thao tác không rườm rà
  4. Chọn được tọa độ góc màn hình muốn chụp
  5. Hỗ trợ mọi Windows :)))
  • Nhược điểm
  1. Chất lượng ảnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Độ sáng khi chup, khẩu độ máy ảnh trên điện thoại, độ rung (run) tay khi chụp, Flash của điện thoại (máy có/không đèn flash),... 
  2. Không chỉnh sửa được trực tiếp.

CÁCH PHỔ THÔNG 2:

Cách phổ thông 2 này cực kỳ thông dụng mà cực nhiều bạn biết, vì nó được tích hợp ngay trên bàn phím và windows. Đó là "Dùng nút Print Scren (trên desktop) hay Prt Sc (trên laptop, có một số dòng laptop sẽ bấm Fn và phím chụp màn hình)". Cách làm thì nhan nhản trên mạng rồi, mình không nhắc tới nữa nhé. Bạn nào muốn có thể xem lại ở clip cuối bài viết.

  • Ưu điểm:
  1. Chất lượng ảnh được cải thiện đáng kể so với cách phổ thông 1
  2. Dễ dàng thao tác
  3. Có thể dán trực tiếp lên trình duyệt hỗ trợ (điển hình là chrome và các trình duyệt nhân chromium)
  4. Chụp được toàn màn hình windows hiện hành
  5. Hỗ trợ mọi Windows :)))
  • Nhược điểm:
  1. Không chọn được tọa độ góc màn hình muốn chụp, muốn chụp lấy tọa độ phải thực hiện khá nhiều thao tác.
  2. Không hỗ trợ chụp khi dính đến lỗi hệ thống, điển hình là MBR Is Missing và các lỗi tương tự.

CÁCH PHỔ THÔNG 3:

Cách này là cách mình dùng nhiều nhất vì mình thấy nó khá tiện lợi với những người ít nhu cầu như mình. Nó cũng dùng công cụ được tích hợp ngay trên Windows, đó là "Dùng công cụ Snipping Tool". Công cụ này khắc chế được một số nhược điểm của cách phổ thông thứ 2 ở trên. Tuy nhiên, nó cũng còn một số nhược điểm. Mình sẽ liệt kê ở dưới nhé.

  • Ưu điểm
  1. Chọn được tọa độ góc màn hình muốn chụp cũng như chụp được toàn màn hình windows hiện hành
  2. Chỉnh sửa trực tiếp dễ dàng dù chỉ là chỉnh sửa cơ bản như đánh dấu,...
  3. Chất lượng ảnh được cải thiện đáng kể so với cách phổ thông 1
  4. Dễ dàng thao tác
  5. Có thể dán trực tiếp lên trình duyệt hỗ trợ (điển hình là chrome và các trình duyệt nhân chromium)
  • Nhược điểm:
Nó cũng có một số nhược điểm giống cách phổ thông 2 ở trên.
  1. Không hỗ trợ chụp khi dính đến lỗi hệ thống, điển hình là MBR Is Missing và các lỗi tương tự.
  2. Chỉ lưu được một ảnh duy nhất vào bộ nhớ đệm, muốn chụp nhiều phải lặp lại thao tác
  3. Chỉnh sửa trực tiếp chưa được nhiều, khó với người có nhu cầu cao
  4. Không hỗ trợ Windows XP

CÁCH PHỔ THÔNG 4:

Cách phổ thông thứ 4 này theo mình thấy là đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các cách trên. Đó là "Dùng phần mềm bên thứ 3". Điển hình mình thấy dùng nhiều nhất đó là Fastone Capture (Các bạn có thể tại miễn phí bản quyền phiên bản mới nhất tại đây). Sau khi dùng thử trên một số máy và sau một khoảng thời gian, mình có một số nhận xét như sau:
  • Ưu điểm:
Khắc phục hầu hết nhược điểm của 3 cách trên:
  1. Tương thích với mọi Windows (Từ Windows XP trở lên)
  2. Khá nhiều tùy chọn, cách chụp, chế độ chụp
  3. Khá nhiều tiện ích hay
  4. Dung lượng nhẹ
  5. Chụp được khá nhiều hình nếu người nào thích "vọc"
  • Nhược điểm:
  1. Tốn một ít dung lượng ổ cứng do có khá nhiều chức năng.
  2. Không hỗ trợ chụp khi dính đến lỗi hệ thống, điển hình là MBR Is Missing và các lỗi tương tự.
Như vậy, mình đã điểm qua một số cách mà mình thấy nhiều bạn hay làm. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, đặc biệt là với bạn nào chưa biết. Mình sẽ để clip tổng hợp 3 trên 4 cách ở trên phía dưới.

CLIP HƯỚNG DẪN:

https://img1.blogblog.com/img/video_object.png


Chúc các bạn thành công và có ngày cuối tuần vui vẻ. :)

You Might Also Like

0 nhận xét: